Bước tới nội dung

T-60

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Xe tăng trinh sát T-60
T-60 ở viện bảo tàng tăng Kubinka
LoạiXe tăng hạng nhẹ
Nơi chế tạoLiên Xô
Lược sử hoạt động
Phục vụ1941–45
Sử dụng bởiLiên Xô
TrậnChiến tranh thế giới thứ hai
Lược sử chế tạo
Người thiết kếNicholas Astrov
Năm thiết kế1938–41
Nhà sản xuấtNhà máy 37 (Moskva), GAZ, Gorkiy, Nhà máy 38, Kirov
Giai đoạn sản xuất1941–42
Số lượng chế tạo6,292
Thông số ([1])
Khối lượng5.8 tonnes
Chiều dài4.10 m
Chiều rộng2.30 m
Chiều cao1.75 m
Kíp chiến đấu2

Phương tiện bọc thép7–20 mm
Vũ khí
chính
pháo TNSh 20 mm (750 rds.)
Vũ khí
phụ
7.62 mm coax súng máy DT
Động cơGAZ-202 6-cylinder
70 hp (52 kW)
Công suất/trọng lượng12 hp/tonne
Hệ thống treotorsion bar
Sức chứa nhiên liệu320 l
Tầm hoạt động450 km
Tốc độ44 km/h

Xe tăng trinh sát T-60 là một loại xe tăng hạng nhẹ được sản xuất bởi Liên Xô từ năm 1941 đến 1942. Trong thời gian này, hơn 6.292 chiếc đã được sản xuất và nó được thiết kế để thay thế các xe tăng trinh sát đổ bộ T-38 lỗi thời.

Thiết kế

[sửa | sửa mã nguồn]

Đội ngũ thiết kế của Nicholas Astrov tại Nhà máy số 37 được giao nhiệm vụ thiết kế xe tăng trinh sát đổ bộ và không đổ bộ vào năm 1938. Họ sản xuất T-30A và T-30B nguyên mẫu. Các mẫu thử nghiệm T-30B, dùng khung xe T-40, đã được chấp nhận như là xe tăng trinh sát T-60, và bắt đầu sản xuất vào tháng 7 năm 1941, ngay sau cuộc xâm lược của Đức.

Mặc dù lúc đầu dự định lắp một khẩu súng máy 12,7 mm như T-40, sau đó nâng cấp thành khẩu pháo TNSh 20 mm, vũ khí này có thể xuyên thủng 15 mm giáp vuông góc ở cự ly 500 m. Một nỗ lực đã được thực hiện vào năm 1942 để lắp pháo ZIS-19 37 mm với T-60, nhưng Liên Xô bị thiếu đạn 37 mm.

Một dự án mới bắt đầu là lắp các khẩu pháo tiêu chuẩn 45mm trên một tháp pháo sửa đổi. Điều đó đã trở thành không thể do tháp pháo cũ quá nhỏ, và một tháp pháo mới được thiết kế và thử nghiệm thành công vào mùa hè 1942, cho ra đời loại T-70. Dự án kết thúc khi STAVKA chọn T-70 là xe tăng hạng nhẹ tiêu chuẩn mới.

T-60 cũng được sử dụng trong các thiết kế của xe tăng phòng không thử nghiệm T-90.

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Zaloga 1984, p 116.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Miller, Steven (2000). Tanks of the World: From World War I to the Present Day. Osceola, WI: MBI Publishing. ISBN 0-7603-0892-6.
  • Zaloga, Steven J. (1984). Soviet Tanks and Combat Vehicles of World War Two. James Grandsen. London: Arms and Armour Press. ISBN 0-85368-606-8.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]