Bước tới nội dung

Motorola

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Motorola, Inc.
Tên cũ
Galvin Manufacturing Corporation
Loại hình
Công cộng
Ngành nghềViễn thông
Tình trạngThuộc sở hữu của Lenovo
Hậu thânDi động Motorola
Giải pháp Motorola
Thành lập25 tháng 9 năm 1928
Trụ sở chính1303 đường East Algonquin,[1] Schaumburg, Illinois, Hoa Kỳ
Khu vực hoạt độngToàn cầu
Thành viên chủ chốt
Lưu Quân (chủ tịch)
Greg Brown (phó tổng giám đốc)[2]
Sanjay Jha (CEO and Chairman)[3]
Sản phẩmTablet PCs
Điện thoại di động
Điện thoại thông minh
Radio hai chiều
Hệ thống viễn thông
Hệ thống áp truyềncáp truyền hình
Mạng không dây
Hệ thống RFID
Mobile Telephone Infrastructure
Doanh thuGiảm $22,044 tỉ (2009)[4]
Giảm $-158 tỉ (2009)[4]
Giảm $-51 tỉ (2009)[4]
Tổng tài sảnGiảm $25,603 tỉ (2009)[4]
Tổng vốn
chủ sở hữu
Giảm $9,775 tỉ (2009)[4]
Số nhân viên60.000 (2010)[5]
WebsiteMotorola.com

Motorola (phiên âm tiếng Anh: /moʊtɵ'roʊlə/) là một công ty viễn thông đa quốc gia có nguồn gốc từ Hoa Kỳ (tên đầy đủ là Motorola, Inc.)[6], có trụ sở tại Schaumburg, Illinois, Hoa Kỳ. Motorola đã từng là một trong các công ty hàng đầu và có ảnh hưởng lớn nhất trong ngành công nghiệp viễn thông và sản xuất điện thoại di động, với khẩu hiệu "Hello Moto".

Motorola tổn thất 1,2 tỷ đô la Mỹ trong quý 4 năm 2007 và mất vị trí thứ 3 thị phần điện thoại di động. Năm 2010, thị phần toàn cầu của Motorola đã giảm xuống đứng ở vị trí thứ 7.

Sau khi đánh mất hào quang và thành công vào các đối thủ mới nổi, ngày 04 tháng 1 năm 2011, công ty Motorola được chia thành hai công ty độc lập: Di động Motorola (Motorola Mobility) chuyên phát triển thiết bị di động và Giải pháp Motorola (Motorola Solutions) tập trung vào các giải pháp về mạng, sau khi thua lỗ 4,3 tỉ đô la trong khoảng thời gian từ 2007 đến 2009.[7] Motorola Solutions được coi là sự kế thừa trực tiếp của công ty Motorola, trong khi Motorola Mobility sau khi được tách ra đã sử dụng giải pháp thương mại hoá sản phẩm công nghệ theo mô hình công ty spin off.[8]

Motorola RAZR V3i 03
Lenovo - công ty sở hữu Motorola hiện tại

Ngày 15 Tháng 8 năm 2011, Google thông báo rằng họ đã đồng ý mua lại Motorola với giá 12,5 tỷ đô la Mỹ nhằm bảo vệ nền tảng Android đang được Motorola sử dụng, khỏi các vụ kiện bản quyền từ các đối thủ Apple, Microsoft và các công ty khác. Theo đó, Google sẽ sở hữu hệ thống sản xuất điện thoại quy mô toàn cầu với 20.000 nhân viên cùng số lượng bằng sáng chế lên đến 17.000.

Ngày 29 tháng 1 năm 2014, Google tuyên bố bán lại Motorola Mobility cho tập đoàn công nghệ Trung Quốc Lenovo với giá 2,91 tỷ USD. Việc mua lại đã được hoàn tất vào ngày 30 tháng 10 năm 2014. Motorola Mobility vẫn đặt trụ sở tại Chicago, Hoa Kỳ và tiếp tục sử dụng thương hiệu Motorola, nhưng Lưu Quân - chủ tịch kinh doanh thiết bị di động của Lenovo - sẽ trở thành chủ tịch của Motorola.

Lenovo từng có ý định ngừng sản xuất điện thoại di động mang thương hiệu Lenovo mà sử dụng thương hiệu Motorola vì ảnh hưởng của nó đến thị hiếu người dùng. Hiện tại Lenovo vẫn cho ra mắt rất hạn chế các mẫu máy Motorola chạy Android.

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Motorola Office Locations Lưu trữ 2009-05-04 tại Wayback Machine, Retrieved 2010-07-26.
  2. ^ “Greg Brown, President and Co-CEO”. Bản gốc lưu trữ ngày 12 tháng 1 năm 2009. Truy cập ngày 14 tháng 5 năm 2011.
  3. ^ Silver, Sara (ngày 5 tháng 8 năm 2008). “Motorola Lures Jha to Head Cellphone Unit”. The Wall Street Journal. Lublin, Joann S. tr. B1.
  4. ^ a b c d e “Bản sao đã lưu trữ” (PDF). Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 1 tháng 6 năm 2010. Truy cập ngày 14 tháng 5 năm 2011.
  5. ^ “Bản sao đã lưu trữ” (PDF). Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 17 tháng 5 năm 2012. Truy cập ngày 14 tháng 5 năm 2011.
  6. ^ “Fortune 500 2008: Motorola”. CNN. Truy cập ngày 13 tháng 5 năm 2010.
  7. ^ “Motorola Is Split Into Two”. The Wall Street Journal. Truy cập ngày 4 tháng 1 năm 2011.
  8. ^ “Motorola Solutions Inc: NYSE:MSI quotes & news”. Truy cập 27 tháng 9 năm 2015.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]