Bước tới nội dung

Cụm sao Nhân Mã

Tọa độ: Sky map 18h 36m 24.21s, −23° 54′ 12.2″
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
(Đổi hướng từ Messier 22)
Messier 22
Vùng lõi của Messier 22
Dữ liệu quan sát (Kỷ nguyên J2000)
Kiểu quang phổVII
Chòm saoNhân Mã
Xích kinh18h 36m 24.21s[1]
Xích vĩ−23° 54′ 12.2″[1]
Khoảng cách10,6 ± 1,0 kly (3,3 ± 0,3 kpc[2])
Cấp sao biểu kiến (V)+5.1[3]
Kích thước (V)32 arcmins
Đặc trưng vật lý
Khối lượng105 to 106 M
Bán kính50 ± 5 ly[4]
VHB14,2
Tuổi dự kiến12 Gyr[5]
Ghi chúMột trong bốn cụm sao cầu
chứa tinh vân hành tinh.
Tên gọi khácNGC 6656, GCl 99[1]
Xem thêm: Cụm sao cầu, Danh sách cụm sao cầu

Messier 22 (còn gọi là M22 hay NGC 6656) là một cụm sao cầu hình elip nằm trong chòm sao Nhân Mã, gần vùng chỗ phình thiên hà. Nó là một trong những cụm sao cầu sáng nhất trên bầu trời.

Cụm sao cầu Messier 22 qua kính thiên văn nghiệp dư.

Lịch sử

[sửa | sửa mã nguồn]

M22 là cụm sao cầu đầu tiên được Abraham Ihle phát hiện năm 1665[2] và được đưa vào danh lục của Charles Messier như là một thiên thể giống sao chổi vào ngày 5 tháng 6, 1764.

Nó cũng là một trong những cụm sao cầu được Harlow Shapley nghiên cứu cẩn thận vào năm 1930. Ông đã khám phá ra gần 70.000 sao và một lõi đậm đặc trong M22.[6] Sau đó Halton Arp và William G. Melbourne tiếp tục nghiên cứu cụm sao này vào năm 1959.[7] Bởi vì màu sắc của nó trải rộng trên dãy sao khổng lồ đỏ, tương tự như cụm sao cầu Omega Centauri, nó đã được tập trung nghiên cứu bởi James E. Hesser và các cộng sự vào năm 1977.[2][8]

Đặc trưng

[sửa | sửa mã nguồn]

M22 là một cụm sao cầu gần với Trái Đất ở khoảng cách 10.600 năm ánh sáng. Nó trải rộng 32' trên bầu trời tương ứng với đường kính 99 ± 9 năm ánh sáng. Người ta đã phát hiện 32 sao biến quang nằm trong M22. Khi nhìn từ Trái Đất, nó nằm phía trước chỗ phình thiên hà nên M22 rất hữu ích cho hiệu ứng vi thấu kính hấp dẫn đối với các ngôi sao trong chỗ phình thiên hà.[5]

Mặc dù khá gần chúng ta, ánh sáng của cụm sao chứa các ngôi sao già này bị giới hạn bởi sự tiêu tán bụi, và nó có cấp sao biểu kiến là 5,5 khiến nó trở thành cụm sao cầu sáng nhất nhìn thấy từ các vĩ độ trung ở bán cầu Bắc (ví dụ châu Âu, Bắc Mỹ, Trung Quốc...).[9] Tuy nhiên, do xích vĩ thuộc bán cầu Nam, M22 không bao giờ lên cao trên bầu trời và ít nhìn thấy hơn các cụm sao cầu M13M5 vào bầu trời mùa hè.

Tinh vân hành tinh

[sửa | sửa mã nguồn]

M22 là một trong bốn cụm sao cầu (ngoài ra gồm M15, NGC 6441Palomar 6) được biết tới có chứa một tinh vân hành tinh. Tinh vân hành tinh này được Fred Gillett và cộng sự phát hiện ra nhờ vệ tinh quan sát IRAS vào năm 1986 với tên gọi (IRAS 18333-2357)[10] và sau đó Gillett và cộng sự xác nhận nó là một tinh vân hành tinh vào năm 1989.[11] Ngôi sao ở trung tâm của tinh vân là một sao xanh. Tinh vân này (được định danh là GJJC1) được các nhà thiên văn ước lượng có tuổi khoảng ~6.000 năm.[2]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b c “SIMBAD Astronomical Database”. Results for NGC 6656. Truy cập ngày 15 tháng 11 năm 2006.
  2. ^ a b c d Monaco, L.; Pancino, E.; Ferraro, F. R.; Bellazzini, M. (2004). “Wide-field photometry of the Galactic globular cluster M22”. Monthly Notices of the Royal Astronomical Society. 349 (4): 1278–1290. doi:10.1111/j.1365-2966.2004.07599.x.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
  3. ^ “Galactic Globular Clusters Database (M22)”. Bản gốc lưu trữ ngày 3 tháng 6 năm 2009. Truy cập ngày 17 tháng 12 năm 2010.
  4. ^ khoảng cách × sin(đường kính góc / 2) = 50 ly (bán kính)
  5. ^ a b Gaudi, B. Scott (2002). “Interpreting the M22 Spike Events”. The Astrophysical Journal. 566 (1): 452–462. doi:10.1086/338041.
  6. ^ Shapley, Harlow (1930). “The Mass-Spectrum Relation for Giant Stars in the Globular Cluster Messier 22”. Harvard College Observatory Bulletin. 874: 4–9.
  7. ^ Arp, H. C.; Melbourne, W. G. (1959). “Color-magnitude diagram for the globular cluster M22”. The Astronomical Journal. 64: 28. doi:10.1086/107848.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
  8. ^ Hesser, J. E.; Hartwick, F. D. A.; McClure, R. D. (1977). “Cyanogen strengths and ultraviolet excesses of evolved stars in 17 globular clusters from DDO photometry”. Astrophys. J., Suppl. Ser. 33: 471. doi:10.1086/190438.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
  9. ^ I. Ivans, C. Sneden, G. Wallerstein, R. P. Kraft, J. E. Norris, J. P. Fulbright, and G. Gonzalez (2004). “On the Question of a Metallicity Spread in Globular Cluster M22 (NGC 6656)” (PDF). Societa Astronomica Italiana. 75: 286. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 31 tháng 5 năm 2006. Truy cập ngày 17 tháng 12 năm 2010.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
  10. ^ Gillett, F. C.; Neugebauer, G.; Emerson, J. P.; Rice, W. L. (ngày 15 tháng 1 năm 1986). “IRAS 18333-2357 - an unusual source in M22”. Astrophysical Journal, Part 1 (ISSN 0004-637X), NASA-supported research. 300: 722–728. doi:10.1086/163846.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
  11. ^ Cohen, J. G.; Gillett, F. C. (ngày 15 tháng 11 năm 1989). “The peculiar planetary nebula in M22”. Astrophysical Journal, Part 1 (ISSN 0004-637X), Research supported by California Institute of Technology. 346: 803–807. doi:10.1086/168061.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]