Bước tới nội dung

Chlor azide

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Chlor azide
Danh pháp IUPACChlorine azide
Tên khácChlorine nitride
Nitrogen chloride
Nhận dạng
Số CAS13973-88-1
PubChem61708
Ảnh Jmol-3Dảnh
SMILES
đầy đủ
  • [N-]=[N+]=NCl

InChI
đầy đủ
  • 1S/ClN3/c1-3-4-2
Thuộc tính
Công thức phân tửClN3
Khối lượng mol77,4731 g/mol
Bề ngoàiChất lỏng màu vàng cam hoặc chất khí không màu
Điểm nóng chảy −100 °C (173 K; −148 °F)
Điểm sôi −15 °C (258 K; 5 °F)
Độ hòa tanHòa tan trong butan, pentan, benzen, methanol, ethanol, diethyl ether, aceton, chloroform, carbon tetrachloridecarbon disulfide, hòa tan nhẹ trong nước
Cấu trúc
Cấu trúc tinh thểtrực thoi
Nhóm không gianCmc 21, No. 36[1]
Các nguy hiểm
Nguy hiểm chínhChất nổ cực kỳ nhạy cảm
NFPA 704

0
0
4
 
Trừ khi có ghi chú khác, dữ liệu được cung cấp cho các vật liệu trong trạng thái tiêu chuẩn của chúng (ở 25 °C [77 °F], 100 kPa).
☑Y kiểm chứng (cái gì ☑YKhôngN ?)

Chlor azide là một hợp chất vô cơcông thức hóa họcClN3. Nó được phát hiện vào năm 1908 bởi Friedrich Raschig[2]. ClN3 đậm đặc nổi tiếng là hợp chất không ổn định và có thể tự phát nổ ở bất kỳ nhiệt độ nào[3].

Điều chế và xử lý

[sửa | sửa mã nguồn]

Chlor azide được điều chế bằng cách cho khí chlor đi qua bạc azide, hoặc thêm acid acetic vào dung dịch natri hypochloritnatri azide[4].

Khi được cho phản ứng với amonia, nó có thể tạo ra một hoặc nhiều hơn thế trong ba azinamin có thể có là NH2N3, NH(N3)2 và N(N3)3[5].

Đặc điểm phát nổ

[sửa | sửa mã nguồn]

Chlor azide cực kỳ nhạy cảm. Nó có thể phát nổ, thậm chí đôi khi nó phát nổ khi không có sự tiếp xúc nào rõ ràng, do đó nó quá nhạy cảm để được sử dụng cho mục đích thương mại trừ khi được pha loãng lần đầu trong dung dịch. Chlor azide phản ứng nổ với buta-1,3-dien, ethan, ethylen, methan, propan, phosphor, bạc azidenatri[6]. Khi tiếp xúc với acid, chlor azide bị phân hủy, tạo thành khí hydro chloride độc và ăn mòn[7].

Thông tin về các quy định

[sửa | sửa mã nguồn]

Lô hàng của nó phải tuân theo các yêu cầu và quy định báo cáo nghiêm ngặt của Bộ Giao thông Hoa Kỳ.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Lyhs, Benjamin; Bläser, Dieter; Wölper, Christoph; Schulz, Stephan; Jansen, Georg (2012). “A Comparison of the Solid‐State Structures of Halogen Azides XN3 (X=Cl, Br, I)”. Angewandte Chemie International Edition. 51 (51): 12859–12863. doi:10.1002/anie.201206028. PMID 23143850.
  2. ^ Frierson, W. J.; Browne, A. W. (1943). “Chlorine Azide. II. Interaction of Chlorine Azide and Silver Azide. Azino Silver Chloride, N3AgCl”. Journal of the American Chemical Society. 65 (9): 1698–1700. doi:10.1021/ja01249a013.
  3. ^ Frierson, W. J.; Kronrad, J.; Browne, A. W. (1943). “Chlorine Azide, ClN3. I.”. Journal of the American Chemical Society. 65 (9): 1696–1698. doi:10.1021/ja01249a012.
  4. ^ Raschig, F. (1908). “Über Chlorazid N3Cl”. Berichte der Deutschen Chemischen Gesellschaft. 41 (3): 4194–4195. doi:10.1002/cber.190804103130. Bản gốc lưu trữ ngày 5 tháng 3 năm 2021. Truy cập ngày 12 tháng 8 năm 2022.
  5. ^ Frierson, W. Joe; Kronrad, J.; Browne, A. W. (tháng 9 năm 1943). “Chlorine Azide, CIN 3 . I 1”. Journal of the American Chemical Society (bằng tiếng Anh). 65 (9): 1696–1698. doi:10.1021/ja01249a012. ISSN 0002-7863.
  6. ^ Sr, Richard J. Lewis (23 tháng 7 năm 2008). Hazardous Chemicals Desk Reference (bằng tiếng Anh). John Wiley & Sons. ISBN 978-0-470-33445-4. Bản gốc lưu trữ ngày 12 tháng 8 năm 2022. Truy cập ngày 12 tháng 8 năm 2022.
  7. ^ CID 61708 từ PubChem

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]