Bước tới nội dung

Chì(II) oxide

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Chì(II) oxide
Danh pháp IUPACchì(II) oxide
Tên khácPlumbous oxide, lead monoxide, massicot, litharge
Nhận dạng
Số CAS1317-36-8
PubChem14827
Số EINECS215-267-0
Số RTECSOG1750000
ChemSpider140169
UNII4IN6FN8492
Thuộc tính
Công thức phân tửPbO
Khối lượng mol223,1994 g/mol
Bề ngoàirắn màu đỏ hoặc vàng
Khối lượng riêng9,53 g/cm³
Điểm nóng chảy 888 °C (1.161 K; 1.630 °F)
Điểm sôi 1.477 °C (1.750 K; 2.691 °F)
Độ hòa tan trong nước1,7 mg/100 mL
Các nguy hiểm
Phân loại của EURepr. Cat. 1/3
Độc (T)
Có hại (Xn)
Nguy hiểm cho môi trường (N)
NFPA 704

0
3
0
 
Chỉ dẫn RR61, R20/22, R33, R62, R50/53
Chỉ dẫn SS53, S45, S60, S61
Điểm bắt lửakhông bắt lửa
Trừ khi có ghi chú khác, dữ liệu được cung cấp cho các vật liệu trong trạng thái tiêu chuẩn của chúng (ở 25 °C [77 °F], 100 kPa).

Chì(II) oxide, còn gọi là oxide chì(II) là một hợp chất vô cơcông thức hóa học PbO. Chì(II) oxide có hai dạng thù hình: đỏ (có cấu trúc tinh thể bốn phương) và vàng (có cấu trúc tinh thể trực thoi). Cả hai dạng thù hình này đều tồn tại trong tự nhiên dưới dạng khoáng chất: dạng đỏ gọi là litharge còn dạng màu vàng gọi là massicot.[1]

Điều chế và cấu trúc

[sửa | sửa mã nguồn]

PbO được điều chế bằng cách nung nóng chì lên 600 ℃. Hoặc người ta có tể dùng nhiệt để phân hủy chì(II) nitrat hoặc chì(II) cacbonat:

2Pb(NO3)2 → 2PbO + 4NO2↑ + O2
PbCO3 → PbO + CO2

Bằng phương pháp nhiễu xạ tia X trên tinh thể, người ta khám phá nguyên tử Pb là một tâm phối trí bốn hình chóp. Điều này cho thấy có cặp điện tử không chia hoạt động lập thể.[2]

Phản ứng

[sửa | sửa mã nguồn]

Sự chuyển đổi giữa hai dạng thù hình đỏ và vàng gây ra sự thay đổi nhỏ entanpi: PbO (đỏ) → PbO (vàng) ΔH = 1,6 kJ/mol

PbO là một chất lưỡng tính, có nghĩa là nó có thể tác dụng với cả acidbase. Với acid, nó tạo thành muối Pb2+ qua nhóm trung gian oxo như [Pb6O(OH)6]4+. Với base mạnh, PbO hòa tan tạo thành muốn plumbit(II):[1] PbO + H2O + OH- → [Pb(OH)3]-

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b Holleman, A. F.; Wiberg, E. "Inorganic Chemistry" Academic Press: San Diego, 2001. ISBN 0-12-352651-5.
  2. ^ Wells, A.F. (1984) Structural Inorganic Chemistry, Oxford: Clarendon Press. ISBN 0-19-855370-6.