Bước tới nội dung

Bhikkhu Bodhi

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Bhikkhu Bodhi
Tôn giáoĐạo Phật
Tông pháiPhật giáo Theravada
Cá nhân
Quốc tịchHoa Kỳ
SinhJeffrey Block
10 tháng 12, 1944 (79 tuổi)
Brooklyn, New York, Hoa Kỳ
Chức vụ
Cơ sởTu viện Chuang Yen
Buddhist Publication Society
Sangha Council of Bodhi Monastery
Yin Shun Foundation
Chức danhChủ tịch hội Phật Giáo Hoa Kỳ
Tiền nhiệmNyanaponika Thera (Chủ tịch và chủ bút BPS )
Kế nhiệmMr. Kariyavasam (BPS editor),[1] P.D. Premasiri (BPS president) Buddhist Publication Society
Hoạt động tôn giáo
Sư phụAnanda Maitreya

Tì kheo Bhikkhu Bodhi (Tỳ kheo Bồ đề), thế danh Jeffrey Block, sinh năm 1944 tại Brooklyn, New York, là một tu sĩ Phật giáo nhánh Theravada, được phong làm tăng sĩ ở Sri Lanka và hiện đang giảng dạy tại khu vực New York và New Jersey. Ông được bầu làm chủ tịch thứ hai của Buddhist Publication Society và đã viết rất nhiều tác phẩm dựa theo truyền thống Phật giáo Theravada.

Cuộc đời

[sửa | sửa mã nguồn]

Block sinh ra 1944 ở Brooklyn, New York, trong một gia đình theo đạo Do Thái. Ông lớn lên ở Borough Park, nơi ông theo học trường tiểu học P.S. 160.[2] Năm 1966, ông lấy bằng cử nhân triết học tại Brooklyn College. Năm 1972, bằng tiến sĩ tại Claremont Graduate University.[3][4]

Năm 1967, khi mới ra trường, ông được nhánh Đại thừa Việt Nam cho xuất gia (sāmaṇera) .[4] Năm 1972, sau khi lấy bằng tiến sĩ, Bodhi sang Sri Lanka nơi ông, dưới Balangoda Ananda Maitreya Thero,[5] được xuất gia theo truyền thống Theravada và, năm 1973, ông được công nhận là tì kheo Theravāda.[3]

Năm 1984, kế nhiệm người đồng sáng lập Nyanaponika Thera,[5] Bodhi được bổ nhiệm làm biên tập viên tiếng Anh của Hiệp hội Xuất bản Kinh sách Phật giáo (BPS, Sri Lanka) và vào năm 1988, trở thành chủ tịch của tổ chức này.[1][3][6] Năm 2002, ông nghỉ hưu từ chức vụ biên tập viên trong khi vẫn giữ chức chủ tịch hiệp hội.[1][4][6]

Năm 2000, tại Đại lễ Vesak chính thức đầu tiên của Liên hợp quốc, Bodhi đã có bài phát biểu quan trọng.[7]

Năm 2002, sau khi nghỉ hưu với tư cách là biên tập viên của BPS,[4] Bodhi trở về Hoa Kỳ. Sau khi sống tại Tu viện Bodhi (Thị trấn Lafayette, New Jersey),[8] hiện ông sống và giảng dạy tại Tu viện Chuang Yen (Carmel, New York), và là chủ tịch Hiệp hội Phật giáo Hoa Kỳ.[3][9]

Tỳ kheo Bodhi là người sáng lập tổ chức Cứu trợ toàn cầu của Phật giáo (Buddhist Global Relief), chuyên tài trợ cho các dự án chống nạn đói và trao quyền cho phụ nữ trên toàn thế giới.[10]

Thư mục

[sửa | sửa mã nguồn]

Tỷ-kheo Bodhi vừa là tác giả, dịch giả và chủ biên của nhiều tác phẩm Phật học giá trị, gồm có:

- Tăng Chi Bộ Kinh: Bản Dịch Mới (Numerical Discourses of the Buddha: A New Translation of the Anguttara Nikaya ) ( 2012 ) Bhikkhu Bodhi dịch

- Hợp Tuyển Lời Phật Dạy ( In the Buddha’’s Words), Bhikkhu Bodhi tuyển chọn và giới thiệu ( 2005 )

- Trung Bộ Kinh, Bhikkhu Bodhi đồng dịch giả với Tỷ-kheo Nānamoli ( The Middle Length Discourses of the Buddha: A translation from the Majjhima Nikāya ( 2001 )

- Tương Ưng Bộ Kinh ( The Connected Discourses of the Buddha: A Translation from the Samyutta Nikāya ) Bhikkhu Bodhi dịch( 2000)

- Tăng Chi Bộ Kinh, (Numerical Discourses of the Buddha: An Anthology of Suttas from the Anguttara Nikāya ) Nyanaponika Thera dịch ( 1999 ) Bhikkhu Bodhi biên tập

- Cẩm Nang Tổng Hợp Vi Diệu Pháp ( A Comprehensive Manual of the Abhidamma ) (2000)Bhikku Bodhi biên soạn

- Bát Thánh Đạo: Con Đường Chấm Dứt Khổ Đau (The Noble Eigthfold Path: Way to the End of Suffering) ( 2000) Bhikkhu Bodhi biên soạn

  • Các Khóa Giảng Kinh trên Mạng Internet :

1. Giáo Lý Như Thật Của Đức Phật ( The Buddhda’s Teachings as It Is ( 1981 )

2. Kinh Tập Nipata ( Sutta Nipata) (2004)

3. Nghiên Cứu có Hệ Thống Kinh Trung Bộ (A Systematic Study of the Majjhima Nikaya) ( 2003-2008)

4. Nghiên Cứu các Hạnh Ba-la-mật ( A Study of the Paramis ) ( 2008)

5. Hợp Tuyển Lời Phật Dạy tử Kinh Tạng Pali ( In the Buddha’’s Words: An Anthology of Discourses from the Pali Canon ( 2006-2008 )

  • Và rất nhiều bài viết về những vấn đề Phật Giáo hiện đại, đăng trên các báo chi Phật giáo thế giới.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b c “About BPS”. Buddhist Publication Society. Truy cập 24 tháng Năm năm 2015.
  2. ^ Majjhima Nikaya (MN 99, part 1-1: 2013.06.15) Bhikkhu Bodhi, truy cập 26 Tháng tám năm 2022
  3. ^ a b c d “Ven. Bhikkhu Bodhi”. Bodhi Monastery. Truy cập 24 tháng Năm năm 2015.
  4. ^ a b c d “Climbing to the Top of the Mountain”. The Barre Center for Buddhist Studies. Bản gốc lưu trữ 17 Tháng tư năm 2012. Truy cập 24 tháng Năm năm 2015.
  5. ^ a b In Bodhi, Connected Discourses (2000), p. 5, Bodhi dedicates the tome to "the memory of my teacher Venerable Abhidhajamaharatthaguru Balangoda Ananda Maitreya Mahanayaka Thera (1896–1998) and to the memories of my chief kalyanamittas in my life as a Buddhist monk, Venerable Nyanaponika Mahathera (1901–1994) and Venerable Piyadassi Maha Thera (1914–1998)".
  6. ^ a b “BPS "Newsletter" (1st Mailing 2008, No. 59)” (PDF). Note: The author [Ven. Bhikkhu Bodhi, related to the article "The Buddhist Publication Society of Kandy: A Brief Account of Its Contributions to Buddhist Literature," pp. 4–7] served as the editor of the BPS from 1984 until 2002 and has remained its president since 1988.
  7. ^ “Lecture on Vesak Day by Ven. Bhikkhu Bodhi”. Buddhanet. Truy cập 24 tháng Năm năm 2015.
  8. ^ McLeod, Melvin, ed. The Best Buddhist Writing 2008, p. 333. Shambhala Publications, 2008. ISBN 9781590306154. Accessed May 10, 2017. "Bhikkhu Bodhi, an American Buddhist monk, was ordained in Sri Lanka in 1972.... He currently lives at Bodhi Monastery in Lafayette, New Jersey."
  9. ^ “BAUS President Ven. Bhikkhu Bodhi, 2013 -”. Bản gốc lưu trữ 16 tháng Chín năm 2016. Truy cập 8 tháng Chín năm 2016.
  10. ^ “Buddhist Global Relief”. Truy cập 24 tháng Năm năm 2015.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]