Abacavir
Cấu trúc hóa học của abacavir | |
Dữ liệu lâm sàng | |
---|---|
Phát âm | /əˈbækəvɪər/ ⓘ |
Tên thương mại | Ziagen, tên khác [1] |
AHFS/Drugs.com | Chuyên khảo |
MedlinePlus | a699012 |
Giấy phép | |
Danh mục cho thai kỳ | |
Dược đồ sử dụng | Qua miệng (dung dịch hoặc dạng viên) |
Mã ATC | |
Tình trạng pháp lý | |
Tình trạng pháp lý |
|
Dữ liệu dược động học | |
Sinh khả dụng | 83% |
Chuyển hóa dược phẩm | Gan |
Chu kỳ bán rã sinh học | 1.54 ± 0.63 h |
Bài tiết | Thận (1.2% abacavir, 30% 5'-carboxylic acid metabolite, 36% 5'-glucuronide metabolite, 15% unidentified minor metabolites). Fecal (16%) |
Các định danh | |
Tên IUPAC
| |
Số đăng ký CAS | |
PubChem CID | |
DrugBank | |
ChemSpider | |
Định danh thành phần duy nhất | |
KEGG | |
ChEBI | |
ChEMBL | |
NIAID ChemDB | |
ECHA InfoCard | 100.149.341 |
Dữ liệu hóa lý | |
Công thức hóa học | C14H18N6O |
Khối lượng phân tử | 286.332 g/mol |
Mẫu 3D (Jmol) | |
Điểm nóng chảy | 165 °C (329 °F) |
SMILES
| |
Định danh hóa học quốc tế
| |
(kiểm chứng) |
Abacavir (ABC) là một loại thuốc dùng để phòng ngừa và điều trị HIV/AIDS.[1][2] Tương tự như các thuốc ức chế enzyme phiên mã ngược giống nucleoside khác (NRTI), abacavir được sử dụng cùng với các thuốc điều trị HIV khác, và được khuyến cáo không nên dùng một mình.[3] Chúng có thể được uống dưới dạng viên nén hoặc dung dịch và có thể dùng cho trẻ em trên ba tháng tuổi.[1][4]
Abacavir thường được dung nạp tốt.[4] Các tác dụng phụ thường gặp bao gồm ói mửa, khó ngủ, sốt và cảm thấy mệt mỏi.[1] Tác dụng phụ nghiêm trọng hơn bao gồm quá mẫn, tổn thương gan và nhiễm axit lactic.[1] Xét nghiệm di truyền có thể chỉ ra liệu một người có nguy cơ bị quá mẫn hơn hay không.[1] Các triệu chứng quá mẫn bao gồm phát ban, nôn mửa và khó thở.[4] Abacavir thuộc nhóm thuốc NRTI, hoạt động bằng cách ngăn chặn enzyme sao chép ngược, một enzyme cần thiết cho sự nhân lên của virus HIV.[5] Trong lớp NRTI, abacavir là một nucleoside carbocyclic.[1]
Abacavir được cấp bằng sáng chế vào năm 1988 và được chấp thuận sử dụng tại Hoa Kỳ vào năm 1998.[6][7] Nó nằm trong danh sách các thuốc thiết yếu của Tổ chức Y tế Thế giới, tức là nhóm các loại thuốc hiệu quả và an toàn nhất cần thiết trong một hệ thống y tế.[8] Chúng có sẵn như dưới dạng thuốc gốc.[1] Chi phí bán buôn ở các nước đang phát triển tính đến năm 2014 là từ 0,36 đến 0,83 USD mỗi ngày.[9] Tính đến năm 2016, chi phí bán buôn cho một tháng dùng thuốc điển hình ở Hoa Kỳ là 70,50 USD.[9] Thông thường, abacavir được bán cùng với các thuốc điều trị HIV khác, chẳng hạn như abacavir/lamivudine/zidovudine, abacavir/dolutegravir/lamivudine và abacavir/lamivudine.[4][5]
Chú thích
[sửa | sửa mã nguồn]- ^ a b c d e f g h “Abacavir Sulfate”. The American Society of Health-System Pharmacists. Bản gốc lưu trữ 21 Tháng 8 2017. Truy cập ngày 31 tháng 7 năm 2015. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong:
|archivedate=
(trợ giúp) - ^ “Drug Name Abbreviations Adult and Adolescent ARV Guidelines”. AIDSinfo. Lưu trữ bản gốc ngày 9 tháng 11 năm 2016. Truy cập ngày 8 tháng 11 năm 2016.
- ^ “What Not to Use Adult and Adolescent ARV Guidelines”. AIDSinfo. Lưu trữ bản gốc ngày 9 tháng 11 năm 2016. Truy cập ngày 8 tháng 11 năm 2016.
- ^ a b c d Yuen, GJ; Weller, S; Pakes, GE (2008). “A review of the pharmacokinetics of abacavir”. Clinical pharmacokinetics. 47 (6): 351–71. doi:10.2165/00003088-200847060-00001. PMID 18479171.
- ^ a b “Nucleoside reverse transcriptase inhibitors (NRTIs or 'nukes') - HIV/AIDS”. www.hiv.va.gov. Lưu trữ bản gốc ngày 9 tháng 11 năm 2016. Truy cập ngày 8 tháng 11 năm 2016.
- ^ Fischer, Janos; Ganellin, C. Robin (2006). Analogue-based Drug Discovery (bằng tiếng Anh). John Wiley & Sons. tr. 505. ISBN 9783527607495. Lưu trữ bản gốc ngày 8 tháng 9 năm 2017.
- ^ Kane, Brigid M. (2008). HIV/AIDS Treatment Drugs (bằng tiếng Anh). Infobase Publishing. tr. 56. ISBN 9781438102078. Lưu trữ bản gốc ngày 8 tháng 9 năm 2017.
- ^ “WHO Model List of Essential Medicines (19th List)” (PDF). World Health Organization. tháng 4 năm 2015. Lưu trữ (PDF) bản gốc ngày 13 tháng 12 năm 2016. Truy cập ngày 8 tháng 12 năm 2016.
- ^ a b “International Drug Price Indicator Guide”. ERC. Bản gốc lưu trữ ngày 29 tháng 3 năm 2019. Truy cập ngày 20 tháng 11 năm 2016.