Đồng(II) chromat
Đồng(II) chromat | |
---|---|
Danh pháp IUPAC | copper;dioxido(dioxo)chromium |
Tên khác | Đồng(II) chromat(VI) Cupric chromat Cupric chromat(VI) Cuprum(II) chromat Cuprum(II) chromat(VI) |
Nhận dạng | |
Số CAS | |
PubChem | |
Số EINECS | |
Ảnh Jmol-3D | ảnh |
SMILES | đầy đủ
|
InChI | đầy đủ
|
ChemSpider | |
Thuộc tính | |
Công thức phân tử | CuCrO4 |
Khối lượng mol | 179,5416 g/mol |
Bề ngoài | tinh thể đỏ nâu[1] hoặc đỏ đậm[2] |
Khối lượng riêng | 4,16 g/cm³[2] |
Điểm nóng chảy | |
Điểm sôi | |
Độ hòa tan trong nước | 0,03407 g/100 mL (20 ℃), xem thêm bảng độ tan |
Độ hòa tan | tan trong ethanol[1] tạo phức với amonia |
Các nguy hiểm | |
Nguy hiểm chính | độ độc cao |
Các hợp chất liên quan | |
Anion khác | Đồng(II) dichromat Đồng(II) trichromat Đồng(II) tetrachromat Đồng(II) molybdat Đồng(II) tungstat |
Trừ khi có ghi chú khác, dữ liệu được cung cấp cho các vật liệu trong trạng thái tiêu chuẩn của chúng (ở 25 °C [77 °F], 100 kPa). |
Đồng(II) chromat là một hợp chất vô cơ của đồng(II) và axit cromic có công thức hóa học CuCrO4, tồn tại dưới dạng tinh thể màu nâu đỏ, tan ít trong nước.
Điều chế
[sửa | sửa mã nguồn]Đồng(II) chromat có thể điều chế bằng cách đun nóng cẩn thận hỗn hợp đồng(II) oxide và chromi(VI) oxide hoặc cho đồng(II) oxide phản ứng với acid chromic.[3]
Tính chất vật lý
[sửa | sửa mã nguồn]Đồng(II) chromat tạo thành tinh thể màu nâu đỏ của hệ tinh thể trực thoi, nhóm không gian Cmcm, thông số mạng tinh thể a = 0,5433 nm, b = 0,8968 nm, c = 0,589 nm, Z = 4, cấu trúc giống CrVO4.[2]
Nó tan ít trong nước, tan trong ethanol.[1]
Ứng dụng
[sửa | sửa mã nguồn]Đồng(II) chromat thường được sử dụng trong thuốc diệt nấm, chất bảo vệ hạt giống, chất bảo quản gỗ, chất cầm màu và chất bảo quản trong dệt may.[4]
Hợp chất khác
[sửa | sửa mã nguồn]CuCrO4 còn tạo một số hợp chất với NH3, như CuCrO4·¾NH3·1,25H2O là bột vô định hình màu nâu, CuCrO4·3,5NH3·½H2O là tinh thể lục nhạt-đen hay CuCrO4·4NH3 là tinh thể lục đậm bị phân hủy bởi nước.[5]
Tham khảo
[sửa | sửa mã nguồn]- ^ a b c CRC Handbook of Chemistry and Physics, 97th Edition (William M. Haynes; CRC Press, 22 thg 6, 2016 - 2652 trang), trang 4-59. Truy cập 28 tháng 3 năm 2021.
- ^ a b c Handbook… (Pierre Villars, Karin Cenzual, Roman Gladyshevskii; Walter de Gruyter GmbH & Co KG, 24 thg 7, 2017 - 1970 trang), trang 447. Truy cập 28 tháng 3 năm 2021.
- ^ Richardson, H. Wayne (16 tháng 1 năm 1997). Handbook of Copper Compounds and Applications (bằng tiếng Anh). CRC Press. tr. 82. ISBN 978-0-8247-8998-5.
- ^ PubChem. “Copper chromate”. pubchem.ncbi.nlm.nih.gov (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 22 tháng 6 năm 2023.
- ^ Gmelin-Kraut's Handbuch der anorganischen chemie... unter mitwirkung hervorragender fachgenossen (Gmelin, Leopold, 1788-1853; Kraut, Karl Johann, 1829-1912), trang 1192–1193. Truy cập 29 tháng 3 năm 2021.