Bước tới nội dung

Roger Deakins

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Roger Deakins

Deakins tại sự kiện BFI Southbank ngày 12 tháng 9 năm 2021
SinhRoger Alexander Deakins
24 tháng 5, 1949 (75 tuổi)
Torquay, Devon, Anh
Quốc tịchAnh Quốc
Tên khácRoger A. Deakins
Nghề nghiệpĐạo diễn hình ảnh
Năm hoạt động1982–nay
Tổ chứcHiệp hội các nhà quay phim Anh Quốc
Hiệp hội các nhà quay phim Hoa Kỳ
Chức vịSir
Phối ngẫu
Isabella James Purefoy Ellis (cưới 1991)
Giải thưởngGiải Oscar cho Quay phim xuất sắc nhất
2018 Tội phạm nhân bản 2049
2020 1917
Giải BAFTA cho Quay phim xuất sắc nhất
2001 The Man Who Wasn’t There
2008 Không chốn dung thân
2011 Báo thù
2018 Tội phạm nhân bản 2049
2020 1917
Websiterogerdeakins.com

Roger Alexander Deakins CBE (sinh ngày 24 tháng 5 năm 1949) là một nhà quay phim người Anh, nổi tiếng với những lần hợp tác với các đạo diễn như anh em nhà Coen, Sam MendesDenis Villeneuve. Deakins đã được nhận vào cả Hiệp hội các nhà quay phim Anh QuốcHiệp hội các nhà quay phim Hoa Kỳ. Ông đã nhận được năm giải BAFTA cho Quay phim xuất sắc nhất và hai giải Oscar cho Quay phim xuất sắc nhất từ mười lăm đề cử. Các tác phẩm nổi tiếng nhất của ông bao gồm The Shawshank Redemption, Fargo, O Brother, Where Art Thou?, Một tâm hồn đẹp, Tử địa Skyfall, Ranh giới, Tội phạm nhân bản 20491917, trong đó hai tác phẩm Tội phạm nhân bản 20491917 đã mang về cho ông các giải Oscars.

Là một cựu sinh viên của Trường Điện ảnh và Truyền hình Quốc gia, nhằm vinh danh "những đóng góp xuất sắc cho ngành công nghiệp điện ảnh và truyền hình Anh Quốc", Deakins đã được vinh dự bầu làm Thành viên danh dự của trường. Deakins đã nhận được Giải Thành tựu trọn đời từ Hiệp hội các nhà quay phim Hoa Kỳ vào năm 2011, và vào năm 2013, ông đã được Cung điện trao tặng Huân chương Đế quốc Anh cho những đóng góp của mình. Trong lễ Cá nhân Danh dự Năm mới 2021 của Nữ hoàng Anh, ông được phong tước Cử nhân Hiệp sĩ.[1][2]

Tiểu sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Deakins sinh ra ở Torquay, thuộc hạt Devon của Anh.[3] Cha ông điều hành một công ty xây dựng, trong khi mẹ ông là một nữ diễn viên và họa sĩ nghiệp dư.[4] Deakins theo học Trường Ngữ pháp Nam sinh Torquay,[5] Ông học vẽ từ khi còn bé và sau đó đăng ký vào Học viện Nghệ thuật Bath ở Bath, Somerset, nơi ông học thiết kế đồ họa. Trong thời gian học tập tại Bath, Deakins đã phát triển niềm đam mê nhiếp ảnh; ông thường nhắc tới nhiếp ảnh gia Roger Mayne – người lúc đó là giảng viên khách mời tại học viện – làm nguồn cảm hứng chính cho các tác phẩm của mình.[4][6]

Sau khi tốt nghiệp đại học, Deakins nộp đơn vào Trường Điện ảnh Quốc gia lúc đó mới mở cửa, nhưng bị từ chối nhập học vì phong cách nhiếp ảnh của ông được cho là không đủ "chất điện ảnh". Ông dành cả năm sau đó để lang thang ở những vùng nông thôn, chụp ảnh cuộc sống nông thôn ở Bắc Devon, và cuối cùng được nhận vào Trường Điện ảnh Quốc gia vào năm 1972. Đạo diễn Michael Radford là một trong những người bạn của Deakins tại ngôi trường này.[4]

Sự nghiệp

[sửa | sửa mã nguồn]

1977–1982: Bắt đầu sự nghiệp

[sửa | sửa mã nguồn]

Sau khi tốt nghiệp, Deakins tìm được công việc quay phim, hỗ trợ công tác sản xuất cho các dự án trong khoảng bảy năm.[4] Một dự án ban đầu của ông có tựa đề Around the World with Ridgeway, với công việc ghi hình cho một chuyến đi kéo dài 9 tháng trên du thuyền với tư cách là người tham gia Cuộc đua vòng quanh thế giới Whitbread.[7] Deakins được thuê để quay hai bộ phim tài liệu ở Châu Phi. Tác phẩm đầu tiên là Zimbabwe, là một phim tài liệu về Chiến tranh Rhodesian Bush, còn tác phẩm thứ hai là Eritrea – Behind Enemy Lines, mô tả Chiến tranh giành độc lập Eritrean,[7][8] Ông cũng thực hiện ghi hình các phim tài liệu về nhân chủng học ở Ấn Độ và Sudan.[4]

Trong suốt những năm cuối thập niên 1970 và đầu thập niên 1980, Deakins đã tham gia vào một số dự án liên quan đến âm nhạc, bao gồm Blue Suede Shoes, một bộ phim tài liệu âm nhạc về bối cảnh của dòng nhạc rockabilly của Anh, bộ phim nhạc kịch Van Morrison in Ireland và bộ phim ca nhạc Return to Waterloo của Ray Davies. Ông cũng đã thực hiện các video ca nhạc ngắn cho Herbie Hancock, Eric Clapton, Marvin Gaye, Tracey Ullman, Madness, Level 42Meat Loaf.[8]

1983–2007: Những thành công đầu tiên

[sửa | sửa mã nguồn]

Dự án điện ảnh chính kịch đầu tiên của Deakins là loạt phim truyền hình ngắn có tựa đề Wolcott – kể về một thám tử da đen làm việc ở khu East End của Luân Đôn. Công tác ghi hình cho loạt phim truyền hình ngắn này đã gây ấn tượng với người bạn học cũ và cộng sự thường xuyên của ông là Michael Radford, và đạo diễn này đã đã mời Deakins tham gia dự án phim kịch tính đầu tiên của cả hai, mang tên Another Time, Another Place (1983).[4][9] Tác phẩm được công chiếu tại Liên hoan phim Cannes và được đón nhận nồng nhiệt; sau đó, Deakins và Radford lại hợp tác với nhau trong Nineteen Eighty-Four (1984), dựa trên cuốn tiểu thuyết 1984 của nhà văn George Orwell;[7] bộ phim được đánh giá cao nhờ màu phim táo bạo, khác thường nhờ sử dụng một kỹ thuật đặc biệt.[4] Deakins là nhà quay phim Viễn Tây đầu tiên sử dụng kỹ thuật này, kể từ đó nó đã trở nên phổ biến và xuất hiện trong các bộ phim như Seven (1995) và Giải cứu binh nhì Ryan (1998). Trong suốt những năm 1980, Deakins tiếp tục làm việc ở Anh với tư cách là nhà quay phim cho các bộ phim như Defense of the Realm (1986), Sid and Nancy (1986), White Mischief (1987), Stormy Monday (1988) và Pascali's Island (1988).[9]

Năm 1991, Deakins bắt đầu hợp tác lâu dài với anh em nhà Coen từ dự án Barton Fink. Anh em nhà Coen đã rất ấn tượng với những đóng góp của Deakins và đã tìm đến ông sau khi người cộng sự trước đây của họ là Barry Sonnenfeld rời đi để theo đuổi sự nghiệp đạo diễn.[4] Phim đã giành giải Cành cọ vàng từ Liên hoan phim Cannes 1991 và Đạo diễn xuất sắc nhất cho bộ đôi đạo diễn nhà Coen,[10] đồng thời mang về cho Deakins nhiều giải Quay phim xuất sắc nhất từ các hiệp hội phê bình phim của New York, ChicagoLos Angeles. Năm 1994, năm Deakins được nhận vào Hiệp hội các nhà quay phim Hoa Kỳ.[4] Ông là nhà quay phim cho The Shawshank Redemption, bộ phim đã mang về cho ông đề cử giải Oscar đầu tiên cho Quay phim xuất sắc nhất và Giải thưởng của Hiệp hội các nhà quay phim Hoa Kỳ đầu tiên.[4] Ông cũng nhận thêm hai đề cử giải Oscar trong thập kỷ đó cho Fargo (1996) và Kundun (1997).[8]

Đối với tác phẩm O Brother, Where Art Thou? (2000) của anh em nhà Coen, Deakins đã dành khoảng hai tháng để chỉnh sửa phần hình ảnh, biến phong cảnh Mississippi xanh tươi thành một màu vàng cháy của mùa thu và khử màu cho phần hình ảnh tổng thể. Thành tích này đã đưa O Brother, Where Art Thou? trở thành phim điện ảnh đầu tiên được chỉnh màu kỹ thuật số toàn bộ,[11] mang về cho Deakins đề cử giải Oscar thứ tư.[12] Năm kế đó, với tác phẩm The Man Who Was not There (2001) của anh em nhà Coen, Deakins đã nhận được đề cử Oscar thứ năm[13] và giành được giải BAFTA đầu tiên cho Quay phim xuất sắc nhất.[14]

2008–nay: Sự công nhận rộng rãi

[sửa | sửa mã nguồn]
Deakins tại Lễ trao giải Oscar lần thứ 83 vào tháng 2 năm 2011

Năm 2008, Deakins nhận được đề cử Oscar thứ sáu và thứ bảy cho The Assassination of Jesse James by the Coward Robert Ford (2007) và Không chốn dung thân (2007). Ông là nhà quay phim đầu tiên đạt được thành tích này kể từ Robert Surists, người được hai đề cử cùng lúc cho The Last Picture ShowSummer of '42 năm 1972.[15] Deakins từng là đạo diễn hình ảnh cho The Reader (2008) của Stephen Daldry nhưng đã bỏ dở dự án giữa chừng do sự chậm trễ và các cam kết trước đó; vai trò này sau đó được Chris Menges thay thế. Hai nhà quay phim đã nhận được một đề cử chung cho Quay phim xuất sắc nhất tại Giải Oscar lần thứ 81.[16] Deakins tiếp tục làm việc với bộ đôi nhà Coen trong Báo thù (2010). Đây là lần hợp tác thứ 11 của cả ba, và dự án này đã giúp ông nhận được đề cử Oscar thứ chín trong sự nghiệp.[17]

Deakins đã ký hợp đồng với tư cách là nhà quay phim cho Tử địa Skyfall (2012) – trước đó đã làm việc với đạo diễn Sam Mendes trong hai dự án Jarhead (2005) và Revolutionary Road (2008).[18] Công việc trong Tử địa Skyfall giúp Deakins đã nhận được một đề cử giải Oscar khác cho Quay phim xuất sắc nhất, nhưng lại để thua Claudio Miranda của Cuộc đời của Pi – đây là lần đề cử thứ mười ông không giành chiến thắng.[19] Ngoài các tác phẩm người đóng, Deakins còn là nhà tư vấn hình ảnh và quay phim cho tác phẩm hoạt hình Rango (2011), đồng thời cũng là nhà tư vấn hình ảnh về các tính năng hoạt hình cho các dự án Rô-bốt biết yêu (2008), Mèo đi hia (2011), Sự trỗi dậy của các Vệ thần (2012), Croods (2013), bộ ba phim Bí kíp luyện rồng (2010, 2014 và 2019)[20]Vivo (2021).[21]

Deakins bắt đầu làm việc với đạo diễn Denis Villeneuve từ dự án Lần theo dấu vết (2013). Cả hai tiếp tục hợp tác trong Ranh giới (2015) và Tội phạm nhân bản 2049 (2017), trong đó Deakins nhận được đề cử Oscar cho cả ba bộ phim.[22] Tác phẩm Tội phạm nhân bản 2049 đã giúp Deakins đã nhận được giải Oscars cho Quay phim xuất sắc nhất đầu tiên trong sự nghiệp – đây là lần đề cử thứ mười bốn của ông.[23] Deakins tái hợp với Sam Mendes trong bộ phim chiến tranh 1917 (2019), được quay và chỉnh sửa theo phong cách one-shot. Với vai trò này, ông đã nhận được giải Oscars thứ hai trong lần đề cử thứ mười lăm của mình.[24]

Giải thưởng

[sửa | sửa mã nguồn]
Deakins tại Liên hoan phim quốc tế Toronto 2019 cho buổi ra mắt phim The Goldfinch

Tính đến năm 2021, Roger Deakins đã mười lăm lần được đề cử cho giải Oscar, trong đó có hai lần giành được giải Oscar cho Quay phim xuất sắc nhất – trong lần đề cử thứ mười bốn và mười lăm – cho Tội phạm nhân bản 2049 (2017)[25]1917 (2019).[26][27] Ông đã được vinh danh là Thành viên danh dự từ ngôi trường cũ mà ông theo học – Trường Điện ảnh và Truyền hình Quốc gia ở Beaconsfield, Buckinghamshire, ghi nhận cho "những đóng góp xuất sắc cho ngành công nghiệp điện ảnh và truyền hình Anh Quốc" vào ngày 28 tháng 2 năm 2020.[28] Deakins đã nhận được năm giải BAFTA cho Quay phim xuất sắc nhất[29] cho The Man Who Was not There (2001),[14] Không chốn dung thân (2007),[14] Báo thù,[30] Tội phạm nhân bản 2049 (2017)[5]1917 (2019).[31] Ngoài ra, hai bộ phim mà ông đảm nhiệm vai trò ghi hình là Fargo (1996)[32][33]A Serious Man (2009)[34] cũng đã giành được giải Tinh thần độc lập cho Quay phim xuất sắc nhất.

Ông đã nhận được Giải Lumière của Hiệp hội Nhiếp ảnh Hoàng gia cho những thành tựu lớn trong quay phim, video hoặc hoạt hình vào năm 2009.[35] Ủy ban Quốc gia về Phê bình Điện ảnh, một nhóm các nhà phê bình có trụ sở tại New York có tổ chức từ năm 1909, đã vinh danh Deakins vào năm 2007 với giải Thành tựu sự nghiệp trong lĩnh vực quay phim.[36] Deakins tiếp tục nhận được Gi Thành tựu trọn đời của Hiệp hội các nhà quay phim Hoa KỳHiệp hội các nhà quay phim Anh Quốc lần lượt vào năm 2011 và 2015.[37][38] Deakins được nhận huân chương Chỉ huy của Đế quốc Anh (CBE) trong Cá nhân Danh dự Sinh nhật 2013 cho những đóng góp ở mảng điện ảnh.[39] Ông cũng được phong tước Cử nhân Hiệp sĩ trong lễ Cá nhân Danh dự Năm mới 2021.[1][2][40]

Đánh giá chuyên môn

[sửa | sửa mã nguồn]

Roger Deakins được coi là một trong những nhà quay phim vĩ đại và có ảnh hưởng nhất mọi thời đại.[41][42][43] Những thành quả ổn định của ông khiến nhà quay phim Robert Elswit nói đùa rằng Hiệp hội các nhà quay phim Hoa Kỳ nên thành lập một giải thưởng đặc biệt cho "phim do Roger Deakins quay".[4] Deakins từng nhận được 13 đề cử giải Oscar mà không chiến thắng một lần nào – đây vốn là một thực tế mà các nhà báo và nhà phê bình điện ảnh luôn than thở.[44][45][46] Chiến thắng giải Oscar đầu tiên của ông trong lần đề cử thứ 14 cho Tội phạm nhân bản 2049[47] tại Giải Oscar lần thứ 90 đã được đưa tin rộng khắp và đón nhận rất nhiệt tình.[23]

Deakins là một trong những nhà quay phim được kính trọng và được săn đón nhiều nhất trong lĩnh vực điện ảnh. Sự tham gia của ông trong một bộ phim có thể đảm bảo việc tuyển vai những ngôi sao đã thành danh.[3] Ông được Tim Robbins khăng khăng mời về ghi hình cho dự án The Shawshank Redemption – trước đó Robbins đã làm việc với Deakins trong bộ phim The Hudsucker Proxy của anh em nhà Coen.[48] Josh Brolin chỉ đồng ý tham gia vào dàn diễn viên của Ranh giới sau khi nghe tin Deakins cũng tham gia dự án.[3] Khi Ryan Gosling nhận vai trong Tội phạm nhân bản 2049, anh cho biết sự tham gia của Deakins là một yếu tố khiến anh đưa ra quyết định này.[49]

Đời tư

[sửa | sửa mã nguồn]

Deakins kết hôn với Isabella James Purefoy Ellis vào ngày 11 tháng 12 năm 1991.[50] Họ gặp nhau vào năm 1991 tại Los Angeles trên phim trường của Homicide do David Mamet đạo diễn – khi đó bà đang làm giám sát kịch bản.[51] Hai người bắt đầu hẹn hò sau khi Homicide kết thúc quá trình sản xuất và kết hôn trong vòng sáu tháng.[51] Kể từ đó, James Ellis đã "giám sát quy trình làm việc kỹ thuật số của nhiều bộ phim"[52] và cả hai đã cùng làm việc trong nhiều dự án khác nhau, trong đó có The Goldfinch1917.[53] Kể từ tháng 2 năm 2020, cả hai cư trú tại Kingswear, Devon và Santa Monica, California,[52]

Deakins đã giữ một chiếc thuyền cho mình kể từ khi bắt đầu những hoạt động này với cha khi còn nhỏ – bao gồm một chiếc thuyền buồm và sau đó là một chiếc thuyền máy – và hiện ông đang giữ một chiếc ở quê nhà Torquay, nơi ông thường đến khi ở Anh.[51][52] Khi ở Devon, ông thích chạy bộ[51][52] và vẫn duy trì niềm đam mê chụp ảnh tĩnh.[52] Năm 2021, Deakins phát hành một cuốn sách với tựa đề Byways, đăng tải những bức ảnh tĩnh đen trắng của mình.[54]

Kể từ năm 2005, Deakins duy trì một trang web mà qua đó ông thường xuyên giao tiếp với người ngưỡng mộ và những người cùng ngành. Các hoạt động này bao gồm việc trả lời câu hỏi của người hâm mộ và đưa ra các mẹo quay phim.[3][4] Kể từ tháng 4 năm 2020, ông và vợ đã cùng nhau thực hiện podcast Team Deakins, với các khách mời gồm Sam Mendes, John CrowleyDenis Villeneuve.[55][56]

Danh sách phim

[sửa | sửa mã nguồn]
Năm Tựa đề Đạo diễn Ghi chú
1977 Cruel Passion Chris Boger
1979 Van Morrison in Ireland Michael Radford
1980 Blue Suede Shoes Curtis Clark
1983 Another Time, Another Place Michael Radford
1984 Nineteen Eighty-Four
Return to Waterloo Ray Davies
1985 Shadey Philip Saville
1986 Defence of the Realm David Drury
Sid and Nancy Alex Cox
1987 Personal Services Terry Jones
White Mischief Michael Radford
1988 Pascali's Island James Dearden
Stormy Monday Mike Figgis
The Kitchen Toto Harry Hook
1990 Air America Roger Spottiswoode
Mountains of the Moon Bob Rafelson
The Long Walk Home Richard Pearce
1991 Barton Fink Ethan & Joel Coen
Homicide David Mamet
1992 Passion Fish John Sayles
Thunderheart Michael Apted
1993 The Secret Garden Agnieszka Holland
1994 The Hudsucker Proxy Ethan & Joel Coen
The Shawshank Redemption Frank Darabont Đề cử giải Oscar đầu tiên
1995 Dead Man Walking Tim Robbins
1996 Courage Under Fire Edward Zwick
Fargo Ethan & Joel Coen
1997 Kundun Martin Scorsese
1998 The Big Lebowski Ethan & Joel Coen
The Siege Edward Zwick
1999 Anywhere but Here Wayne Wang
The Hurricane Norman Jewison
2000 O Brother, Where Art Thou? Ethan & Joel Coen
2001 Một tâm hồn đẹp Ron Howard
Dinner with Friends Norman Jewison Phim điện ảnh truyền hình
The Man Who Wasn't There Ethan & Joel Coen
2003 House of Sand and Fog Vadim Perelman
Intolerable Cruelty Ethan & Joel Coen
Levity Ed Solomon
2004 The Ladykillers Ethan & Joel Coen
The Village M. Night Shyamalan
2005 Jarhead Sam Mendes
2007 In the Valley of Elah Paul Haggis
Không chốn dung thân Ethan & Joel Coen
The Assassination of Jesse James
by the Coward Robert Ford
Andrew Dominik
2008 Doubt John Patrick Shanley
Revolutionary Road Sam Mendes
The Reader Stephen Daldry Đồng đạo diễn hình ảnh với Chris Menges
2009 A Serious Man Ethan & Joel Coen
2010 The Company Men John Wells
Báo thù Ethan & Joel Coen
2011 Thời khắc sinh tử Andrew Niccol
Rango Gore Verbinski
2012 Tử địa Skyfall Sam Mendes
2013 Lần theo dấu vết Denis Villeneuve
2014 Không khuất phục Angelina Jolie
2015 Ranh giới Denis Villeneuve
2016 Hail, Caesar! Ethan & Joel Coen
2017 Tội phạm nhân bản 2049 Denis Villeneuve
2019 The Goldfinch John Crowley
1917 Sam Mendes
Empire of Light Sam Mendes

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b “The New Year Honours 2021”. GOV.UK (bằng tiếng Anh). 30 tháng 12 năm 2020. Truy cập ngày 31 tháng 12 năm 2020.
  2. ^ a b “The New Year Honours list 2021”. www.thegazette.co.uk (bằng tiếng Anh). 30 tháng 12 năm 2020. Truy cập ngày 31 tháng 12 năm 2020.
  3. ^ a b c d Gallagher Shannon, Noah (ngày 9 tháng 5 năm 2017). “Master of Light”. The Paris Review. Truy cập ngày 18 tháng 11 năm 2019.
  4. ^ a b c d e f g h i j k l Thomson, Patricia (tháng 1 năm 2011). “A League of His Own”. American Cinematographer. Truy cập ngày 18 tháng 11 năm 2019.
  5. ^ a b Booth, Richard (ngày 9 tháng 5 năm 2017). “Devon man Roger Deakins wins at BAFTAs - but will he finally get his Oscar?”. Devon Live. Truy cập ngày 18 tháng 11 năm 2019.
  6. ^ Barnes, Henry (ngày 8 tháng 10 năm 2015). “Roger Deakins: 'the opposite of a Hollywood person' ... with 12 Oscar nominations to his name”. The Guardian. Truy cập ngày 18 tháng 11 năm 2019.
  7. ^ a b c Schmidlin, Charlie (ngày 9 tháng 2 năm 2016). “Interview: Roger Deakins Talks 'Sicario,' Partnership With Denis Villeneuve, 'Blade Runner 2,' Digital Vs. Film & More”. IndieWire. Truy cập ngày 18 tháng 11 năm 2019.
  8. ^ a b c Kiste, John (2007). Devonshire's Own. The History Press. ISBN 9780752493664. Truy cập ngày 18 tháng 11 năm 2019.
  9. ^ a b Rogers, Pauline B. (1998). Contemporary Cinematographers on Their Art. CRC Press. tr. 73. ISBN 9781136045783. Truy cập ngày 18 tháng 11 năm 2019. roger deakins Wolcott.
  10. ^ Festival de Cannes Personnel (1991). “Festival archives—Awards—Competition—Awards 1991”. Festival-Cannes.com. Paris, FR: Festival de Cannes. Bản gốc lưu trữ ngày 2 tháng 1 năm 2013. Truy cập ngày 9 tháng 12 năm 2008.
  11. ^ Robertson, Barbara (ngày 1 tháng 5 năm 2006). “CGSociety – The Colorists”. The Colorists: 3. Bản gốc lưu trữ ngày 22 tháng 1 năm 2012. Truy cập ngày 24 tháng 10 năm 2007.
  12. ^ Kiang, Jessica; Lyttelton, Oliver & Taylor, Drew (ngày 17 tháng 9 năm 2015). “The Essentials: The 15 Best-Shot Roger Deakins Films”. IndieWire. Truy cập ngày 28 tháng 2 năm 2020.
  13. ^ Dowell, Pat (ngày 27 tháng 8 năm 2004). 'The Man Who Wasn't There'. NPR. Truy cập ngày 28 tháng 2 năm 2020.
  14. ^ a b c Bray, Elisa (ngày 15 tháng 2 năm 2008). “The unsung heroes of Bafta”. The Independent. Truy cập ngày 18 tháng 11 năm 2019.
  15. ^ Giardina, Carolyn (ngày 24 tháng 1 năm 2008). “Rare double feature for cinematographer Deakins”. Reuters. Truy cập ngày 18 tháng 11 năm 2019.
  16. ^ Hope-Jones, Mark (tháng 2 năm 2010). “Artistry and Conscience”. American Cinematographer. Truy cập ngày 18 tháng 11 năm 2019.
  17. ^ Keegan, Rebecca (ngày 15 tháng 2 năm 2011). “Roger Deakins is a 'True Grit' sure shot”. Los Angeles Times. Lưu trữ bản gốc ngày 20 tháng 11 năm 2019. Truy cập ngày 20 tháng 11 năm 2019.
  18. ^ Heuring, David (ngày 25 tháng 10 năm 2010). 'Skyfall:' Double Agents, Data Recording, Roger Deakins”. NewBay Media. Bản gốc lưu trữ ngày 19 tháng 1 năm 2013. Truy cập ngày 8 tháng 1 năm 2013.
  19. ^ Rosen, Christopher (ngày 24 tháng 2 năm 2013). “Roger Deakins & Oscar: 'Skyfall' Cinematography Loses Academy Award Again”. HuffPost. Truy cập ngày 20 tháng 11 năm 2019.
  20. ^ Thompson, Anne (ngày 13 tháng 1 năm 2014). “Famed Cinematographer Roger Deakins Talks Coens, Storytelling, 'Prisoners'. IndieWire. Truy cập ngày 20 tháng 11 năm 2019.
  21. ^ Hopewell, John (ngày 12 tháng 6 năm 2019). “Sony Pictures Animation Links To Tencent, Sets 'Boondocks,' Tartakovsky Duo”. Variety. Truy cập ngày 15 tháng 7 năm 2019.
  22. ^ Sharf, Zack (ngày 6 tháng 12 năm 2018). “Roger Deakins Won't Be Working on Denis Villeneuve's 'Dune,' Greig Fraser to Shoot”. IndieWire. Truy cập ngày 20 tháng 11 năm 2019.
  23. ^ a b BBC Staff (ngày 5 tháng 3 năm 2018). “Roger Deakins finally wins his Oscar on 14th attempt”. BBC. Truy cập ngày 28 tháng 2 năm 2020.
  24. ^ Giardina, Carolyn (ngày 9 tháng 2 năm 2020). “Oscars: Roger Deakins Claims Second Cinematography Win for '1917'. Truy cập ngày 9 tháng 2 năm 2020.
  25. ^ 2018|Oscars.org
  26. ^ 2020|Oscars.org
  27. ^ "1917" wins Best Cinematography-Oscars on YouTube
  28. ^ NTFS Staff (ngày 28 tháng 2 năm 2020). “Honorary Fellows”. NTFS.co.uk. Beaconsfield, UK: National Film and Television School (NTFS). Bản gốc lưu trữ ngày 22 tháng 8 năm 2018. Truy cập ngày 28 tháng 2 năm 2020.
  29. ^ “BAFTA Awards Search | BAFTA Awards”. Awards.bafta.org. Truy cập ngày 29 tháng 2 năm 2020.
  30. ^ Film Awards 2011: Winners List|BAFTA
  31. ^ ASC Staff (ngày 3 tháng 2 năm 2020). “Rodger Deakins, ASC, BSC Wins BAFTA for 1917”. Hollywood, CA: The American Society of Cinematographers (ASC). Truy cập ngày 28 tháng 2 năm 2020. Chú thích journal cần |journal= (trợ giúp)
  32. ^ Puig, Claudia (ngày 10 tháng 1 năm 1997). 'Fargo' Is Leader in Spirit Award Nominations”. LATimes.com. Truy cập ngày 28 tháng 2 năm 2020.
  33. ^ Dretzka, Gary (ngày 24 tháng 3 năm 1997). 'Fargo' Big Winner Among Independents”. ChicagoTribune.com. Truy cập ngày 28 tháng 2 năm 2020.
  34. ^ King, Susan (ngày 6 tháng 3 năm 2010). 'Precious' wins big at Independent Spirit Awards”. LATimes.com. Truy cập ngày 28 tháng 2 năm 2020. Note, the article now bears a date of ngày 7 tháng 3 năm 2014, perhaps indicative of a corrective edit to the earlier story.
  35. ^ RPS Lumière Award. https://rps.org/about/awards/history-and-recipients/lumiere-award/ Retrieved ngày 31 tháng 12 năm 2020.
  36. ^ NBR Staff (2007). “2007 Award Winners: 2007 Awards Gala”. New York, NY: National Board of Review. Truy cập ngày 28 tháng 10 năm 2016. See also "About" section at this web location.
  37. ^ Giardina, Carolyn (ngày 13 tháng 2 năm 2011). 'Inception' Cinematographer Wally Pfister Wins ASC Film Award”. Truy cập ngày 3 tháng 3 năm 2020.
  38. ^ “Awards | British Society of Cinematographers”. bscine.com. Truy cập ngày 17 tháng 4 năm 2020.
  39. ^ Palace and Gazette Staff (ngày 15 tháng 6 năm 2013). “Birthday Honours List—United Kingdom, ngày 14 tháng 6 năm 2013”. London Gazette (60534, Suppl. No. 1): 7.
  40. ^ Bạn phải chỉ rõ giá trị Bản mẫu:And list khi sử dụng bản mẫu {{London Gazette}}.
  41. ^ “Roger Deakins' Iconic Career in 20 Legendary Shots”. IndieWire. ngày 5 tháng 10 năm 2017. Truy cập ngày 20 tháng 11 năm 2019.
  42. ^ Giardina, Carolyn (ngày 4 tháng 3 năm 2018). “Legendary Cinematographer Roger Deakins Wins First Oscar for 'Blade Runner 2049'. The Hollywood Reporter. Truy cập ngày 20 tháng 11 năm 2019.
  43. ^ Wittmer, Carrie (ngày 5 tháng 3 năm 2018). “Roger Deakins finally won an Oscar for best cinematography after 14 nominations – here's a look through his epic work”. Business Insider. Truy cập ngày 20 tháng 11 năm 2019.
  44. ^ Murphy, Mekado (ngày 5 tháng 1 năm 2018). “The Bright (and Dark) Side of Roger Deakins”. The New York Times. Truy cập ngày 20 tháng 11 năm 2019.
  45. ^ O'Falt, Chris (ngày 23 tháng 2 năm 2018). “Roger Deakins' Legacy is Bigger Than an Oscar: A Frank Conversation With the Cinematography Legend”. IndieWire. Truy cập ngày 20 tháng 11 năm 2019.
  46. ^ Keegan, Rebecca (ngày 7 tháng 12 năm 2017). “Is This the Year Legendary Cinematographer Roger Deakins Gets His Oscar?”. Vanity Fair. Truy cập ngày 20 tháng 11 năm 2019.
  47. ^ "Blade Runner 2049" wins Best Cinematography-Oscars on YouTube
  48. ^ Heiderny, Margaret (ngày 22 tháng 9 năm 2014). “The Little-Known Story of How The Shawshank Redemption Became One of the Most Beloved Films of All Time”. Vanity Fair. Lưu trữ bản gốc ngày 10 tháng 9 năm 2017. Truy cập ngày 5 tháng 3 năm 2017.
  49. ^ Goldberg, Matt (ngày 16 tháng 11 năm 2015), “Ryan Gosling Confirms He's in 'Blade Runner 2'; Talks Shane Black's 'The Nice Guys', Collider, Bản gốc lưu trữ ngày 17 tháng 11 năm 2015, truy cập ngày 16 tháng 11 năm 2015
  50. ^ James Ellis Deakins - Biography - IMDb
  51. ^ a b c d Salter, Jessica (ngày 10 tháng 6 năm 2011). “World of Roger Deakins, Cinematographer”. The Daily Telegraph. Lưu trữ bản gốc ngày 12 tháng 1 năm 2022. Truy cập ngày 28 tháng 2 năm 2020.
  52. ^ a b c d e Abdelhamid, Hesham (ngày 17 tháng 2 năm 2020). “We interview Roger Deakins: Devon's movie maestro”. Devon Life. Exeter, UK: Archant Community Media Ltd. Truy cập ngày 28 tháng 2 năm 2020.
  53. ^ Bosley, Rachael (ngày 13 tháng 1 năm 2020). “Lives Under Siege: The Goldfinch and 1917”. American Cinematographer. Truy cập ngày 9 tháng 2 năm 2020.
  54. ^ “Byways - a book of still photography from Roger Deakins”. Truy cập ngày 22 tháng 8 năm 2021.
  55. ^ “Roger Deakins Just Started a Filmmaking Podcast. This is Not a Drill”. No Film School (bằng tiếng Anh). 5 tháng 5 năm 2020. Truy cập ngày 21 tháng 7 năm 2020.
  56. ^ “Team Deakins”. teamdeakins.libsyn.com (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 21 tháng 7 năm 2020.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]